10 công ty sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất nước Mỹ: Có IKEA, Apple

Trong năm thứ 5 công bố báo cáo “Solar Means Business”, Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời (SEIA) đưa ra danh sách những doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất tại Mỹ

Dưới đây là bảng xếp hạng Top 10 dựa trên năng suất năng lượng mặt trời lắp đặt và các chứng chỉ bảo vệ môi trường khác.

10. Hartz Mountain – 23 MW (MegaWatt)

SEIA cho biết công ty bất động sản thương mại Hartz Mountain có pin năng lượng mặt trời trên mái nhà lớn nhất New Jersey.

9. General Growth Properties – 30MW

8. Macy’s – 39 MW

Macy’s cho biết họ đặt ra một loạt các mục tiêu phát triển bền vững. Việc lắp đặt thêm hệ thống năng lượng mặt trời là một trong số đó.

7. IKEA – 44 MW

SEIA cho biết 90% năng lượng sử dụng tại các cửa hàng của IKEA tới từ mặt trời.

6. Kohl’s – 50 MW

Hiện có 19.000 nhân công Mỹ của Kohl’s làm việc tại các cửa hàng sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời.

5. Costco – 51 MW

Bên cạnh việc phát triển hệ thống pin mặt trời, Costco cho biết họ đang cải thiện hệ thống quản lý năng lượng tại các nhà kho, phát triển hệ thống quản lý tái chế và tiêu thụ rác thải và duy trì mức tăng khí thải thấp hơn mức tăng doanh số.

4. Apple – 94MW

Theo ước tính của SEIA, lượng năng lượng mặt trời Apple tạo ra có thể dùng để sạc 39 triệu chiếc iPhone mỗi ngày 1 lần trong 1 năm. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cho biết họ dùng 100% năng lượng mặt trời cho hoạt động tại Mỹ, Trung Quốc và 21 quốc gia khác.
3. Prologis – 108 MW
Sản lượng năng lượng mặt trời của gã khổng lồ bất động sản này lớn hơn 27 bang của Mỹ cộng lại.
2. Walmart – 145 MW

Hàng tuần, 7,3 triệu người tham qua các cửa hàng chạy bằng năng lượng mặt trời của Walmart.

1. Target – 147 MW

Chính sách ưu đãi đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố; Cục Hải quan các tỉnh thành phố, về chính sách ưu đãi đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất lắp đặt không quá 50 kW.

Hướng dẫn của EVN với các dự án điện mặt trời trên mái nhà
Điện mặt trời áp mái – lựa chọn hợp lý trong phát triển điện tái tạo

Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu nguyên văn nội dung văn bản của Bộ Tài chính:

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Công văn số 5111/VPCP-KTTH ngày 31/5/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất lắp đặt không quá 50 kW như sau:

1. Về ưu đãi đầu tư:

Khoản 6 mục I phần A Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định ngành nghề “Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải” thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Theo đó, trường hợp Dự án điện mặt trời trên mái nhà sản xuất điện từ năng lượng mặt trời thuộc ngành nghề “sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch” thì thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.

2. Về thuế nhập khẩu:

– Tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định “Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;

b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;

c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng”.

– Tại khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất”.

– Tại khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg quy định “Dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được.”

Căn cứ các quy định nêu trên, dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thực hiện chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và trường hợp dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, dự án thực hiện chính sách miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Thủ tục hồ sơ miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN):

– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định “1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: … sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.

2. Áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau:

a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa quy định tại khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định;

…”.

– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định: “1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địabàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.

– Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 quy định: “5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%”.

– Khoản 4 Điều 18 Luật thuế TNDN quy định: “Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất”.

Căn cứ các quy định nêu trên, thu nhập của doanh nghiệp từ dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50 kw đầu tư mới thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

– Trường hợp Doanh nghiệp sản xuất điện từ dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thuộc loại hình nghề nghiệp là cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời và đáp ứng các tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời quy định tại điểm 8 mục VI – Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường (ban hành kèm theo Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ) thì doanh nghiệp thực hiện chính sách ưu đãi về thuế suất đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa là dự án mới thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn hoặc thực hiện tại các địa bàn khác thì thực hiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

– Trường hợp doanh nghiệp sản xuất điện từ dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw là đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ đối với khoản thu từ dự án điện mặt trời trên mái nhà theo quy định đối với hoạt động khác tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất.

4. Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

Theo quy định của Luật thuế TTĐB, mặt hàng điện không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

5. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):

– Tại khoản 25 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định “Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”.

– Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:“2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Hộ, cá nhân kinh doanh;

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng”.

– Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế quy định: “Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

2. Căn cứ tính thuế

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này”.

Căn cứ các quy định nêu trên:

– Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng trên doanh thu quy định đối với hoạt động sản xuất theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì doanh thu bán điện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Doanh nghiệp có dự án điện mặt trời nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện bán điện thì xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT đầu ra theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

– Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT quy định cho hoạt động sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

6. Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Theo quy định của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thì cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải kê khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thực hiện áp dụng tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập quy định cho hoạt động sản xuất theo quy định tại điểm b.1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.

7. Về chính sách phí, lệ phí:

Theo quy định của Luật phí và lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực và lệ phí đăng kýkinh doanh liên quan đến các dự án điện (trong đó có dự án điện mặt trời) là các khoản phí, lệ phí có tên trong danh mục ban hành kèm theo Luật. Mức thu và việc quản lý thu nộp, sử dụng các khoản phí, lệ phí này thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính (phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực) hoặc theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (lệ phí đăng ký kinh doanh)

– Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực thực hiện theo quy định tại Thông tư 167/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 12/2017/TT-BTC ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực “Trường hợp phát điện có công suất lắp đặt dưới 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”. Theo đó, các dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất lắp đặt không quá 50kW (< 01mw)=”” được=”” miễn=”” trừ=”” giấy=”” phép=”” hoạt=”” động=”” điện=””>

– Về lệ phí đăng ký kinh doanh: Theo danh mục phí lệ phí kèm theo Luật phí Lệ phí thì lệ phí đăng ký kinh doanh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Cá nhân, hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà khi đăng ký kinh doanh để bán phần điện dư vào hệ thống điện sẽ phải nộp lệ phí đăng ký kinh doanh (theo quy định của các Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).

Bộ Tài chính hướng dẫn về chính sách thuế đối với dự án điện mặt trời như trên để các cơ quan được biết, hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thuế.

Văn bản số: 1534/BTC-CST, ngày 31 tháng 01 năm 2019.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điện mặt trời áp mái – lựa chọn hợp lý trong phát triển điện tái tạo

Mặc dù phải mua điện từ các nguồn điện mặt trời với giá cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành, nhưng xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang có nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích điện mặt trời áp mái. Cụ thể, EVN đã có hướng dẫn tạm thời đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà, trong đó có các hướng dẫn ban đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư phát triển điện mặt trời áp mái.

Bất cập trong Quy hoạch lưới truyền tải cho điện mặt trời


Điện từ nhà máy thủy điện, từ năng lượng mặt trời, từ nhiên liệu sinh khối (củi, rơm rạ, trấu bã mía), từ khí sinh học (các hầm ủ phân động vật,…), từ địa nhiệt, năng lượng thủy triều, sóng biển, v.v… được gọi là các loại nguồn điện tái tạo. Các nguồn này, ngoài ưu điểm có thể tái sinh lâu dài, còn góp phần đáng kể vào hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải ô nhiễm. Chúng đang được nhiều nước khai thác, sử dụng với mục tiêu phát triển năng lượng bền vững.

Với đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết, nước ta có khá dồi dào các nguồn năng lượng tái tạo này. Đặc biệt tiềm năng bức xạ mặt trời nước ta rất lớn, ước tính tiềm năng kỹ thuật để phát triển điện mặt trời ở Việt Nam có thể lên tới gần 340.000 MWp. Các vùng đồng bằng sông Hồng, trung du, miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ có số giờ nắng trung bình từ 1300 – 2200 h/năm. Các vùng có tiềm năng bức xạ mặt trời lớn nhất là từ miền Trung Trung bộ tới miền Nam, với số giờ nắng trung bình năm từ 2200 – 2700 h/năm.

Gần đây, với chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, rất nhiều dự án nguồn điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng, tập trung tại các tỉnh có tiềm năng cao như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lăk, Tây Ninh, Khánh Hòa… Quy mô các dự án điện mặt trời (ĐMT) thường từ suýt soát 50 MW tới vài trăm MW. Với quy mô khoảng 50 MW một dự án ĐMT cần diện tích đất bằng phẳng khoảng 60 hecta, khá tốn đất đai.

Ngoài ra, do việc phát triển ồ ạt ĐMT trên một số tỉnh nhất định đã gây nguy cơ quá tải lưới điện và mất an toàn trong vận hành hệ thống điện.

Vì vậy, trong hơn 20.000 MW công suất các dự án ĐMT đang trình bổ sung quy hoạch điện, mới chỉ có khoảng trên dưới 7.000 MW được duyệt và Nhà nước phải đầu tư trêm hàng ngàn tỷ đồng để tăng cường, nâng cấp đường dây truyền tải và trạm biến áp (kể cả lưới điện siêu cao áp 500 kV) để có thể “hấp thụ” được lượng công suất đã được duyệt. Tương lai cho tiếp tục nâng công suất các trang trại ĐMT còn nhiều khó khăn về khả năng đầu tư thêm lưới điện truyền tải.

1/ Nguồn điện mặt trời áp mái:

Điện mặt trời được lắp đặt với quy mô nhỏ trên mái nhà dân, mái tòa nhà thương mại, mái công xưởng, nhà máy… với quy mô vài kW tới cỡ MW được gọi là ĐMT áp mái (ĐMTAM), với cấu tạo được minh họa đơn giản như sau:


Nguồn ĐMTAM có cấu tạo khá đơn giản: các tấm pin mặt trời thông dụng có công suất môdul panel khoảng trên 290 -:- 350 Wp được thiết kế kiểu panel với kích thước 1956 x 992 x 50 mm, diện tích khoảng trên 1,9 m2. Quang năng từ mặt trời sẽ qua tấm panel chuyển hóa thành dòng điện một chiều. Tấm panel được nối qua đường cáp tới bộ chuyển đổi dòng một chiều – DC sang dòng xoay chiều – AC, sau khi được điều chỉnh về tần số 50 Hz và nâng lên điện áp hạ áp (380V), hoặc trung áp (22kV) và đảm bảo các thông số kỹ thuật khác, điện sẽ được đưa vào lưới điện công cộng hoặc/ và cung cấp cho tiêu dùng trong nhà.

Nếu ta có diện tích mái nhà khoảng 20 m2 thì có thể lắp đặt được 10 panel pin mặt trời, công suất điện cực đại thu được khoảng trên 3 kWp, đủ dùng cho các thiết bị điện thông dụng trong một gia đình. Diện tích mái rộng bao nhiêu thì có thể lắp đặt được công suất lớn bấy nhiêu.

2/ Ưu điểm của nguồn điện mặt trời áp mái:

Điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) là loại hình nguồn điện có nhiều ưu điểm so với mô hình ĐMT tập trung, cụ thể:

Thứ nhất: Không tốn diện tích đất do ĐMTAM được lắp đặt trên mái nhà các vị trí đã được xây dựng và sử dụng vào mục đích hữu ích khác.

Thứ hai: ĐMTAM giúp tăng cường chống nóng hiệu quả cho các công trình hiện hữu, nhất cử lưỡng tiện.

Thứ ba: Vì ĐMTAM có quy mô nhỏ, lắp đặt phân tán nên được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, không cần đầu tư thêm hệ thống lưới điện truyền tải tốn kém.

Thứ tư: ĐMTAM được lắp đặt nhiều ở các mái nhà trong thành phố, trong khu công nghiệp nên có tác dụng làm giảm quá tải lưới điện truyền tải từ các nguồn điện truyền thống, thường đặt ở xa các trung tâm đông dân. Hiện mô hình phát điện phân tán đang được khuyến khích phát triển còn có mục đích làm giảm bớt quy mô các trung tâm nguồn điện, giảm nguy cơ khi sự cố ở trung tâm nguồn điện lớn sẽ gây thiếu hụt lượng công suất lớn, gây sụt điện áp, tần số lưới điện và có thể rã lưới.

Thứ năm: Khu vực miền Nam đang đứng trước nguy cơ hiển hiện về nguồn điện không đủ cung cấp tại chỗ, nhiều nguồn nhiệt điện than đang xây dựng và chuẩn bị xây dựng tại miền Nam gặp khó khăn về địa điểm, nguồn vốn, nhiên liệu, cảng tập kết vận chuyển than… Nếu phát triển nhanh được ĐMTAM sẽ giảm đáng kể nguy cơ thiếu nguồn điện tại chỗ.

Ví dụ khi có 150 ngàn hộ tại khu vực TP Hồ Chí Minh đầu tư từ 3 – 5 kW ĐMTAM, có thể tạo ra công suất điện tại chỗ khoảng 600 MW trong giờ cao điểm trưa, tương đương công suất một nửa nhà máy nhiệt điện than như Vĩnh Tân 1 hoặc Duyên Hải 1.

Thứ sáu: ĐMTAM với quy mô nhỏ, thích hợp để khuyến khích nhiều cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư kinh doanh với vốn không lớn, đạt mục tiêu xã hội hóa – huy động các nguồn vốn phát triển nguồn điện, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.

3/ Các chính sách hỗ trợ ĐMTAM của cơ quan quản lý Nhà nước và EVN:

Trong các chính sách khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo, ĐMT là loại hình được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi.

Ngày 11 tháng 4 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam, trong đó có nêu giá bán điện từ các nhà máy ĐMT, bao gồm cả từ trang trại ĐMT và ĐMTAM là 9,35 US cent/ kWh (2086 đồng/ kWh theo tỷ giá chuyển đổi năm 2017). Sau đó đã có Thông tư 16 /2017 /TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án ĐMT đã có các nội dung khuyến khích và hướng dẫn bên mua điện (các đơn vị điện lực thuộc EVN) và bên bán điện lập hợp đồng mua bán điện trên cơ sở Hợp đồng mẫu được Bộ Công Thương ban hành.

Để khuyến khích hơn nữa phát triển ĐMTAM, ngày 8 tháng 1 năm 2019 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg của về sửa đổi một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017, trong đó thay vì hộ đầu tư ĐMTAM chỉ bán phần dư của điện từ nguồn ĐMTAM như quy định trước (qua cơ chế bù trừ), thì sẽ được bán toàn bộ lượng điện sản xuất từ ĐMTAM với giá ưu đãi, còn vẫn mua riêng rẽ điện của EVN với giá hiện hành (bình quân 1720 đồng/ kWh) qua điện kế 2 chiều.

Mặc dù phải mua điện từ các nguồn ĐMT với giá cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành, nhưng xuất phát từ lợi ích chung của xã hội và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, EVN đã và đang có nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích ĐMTAM. EVN đã có các văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21 tháng 3 năm 2018 và văn bản số 5113/EVN-KD ngày 9 tháng 10 năm 2018 gửi các tổng công ty điện lực và Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin về việc hướng dẫn tạm thời đối với các dự án ĐMT trên mái nhà, trong đó có các hướng dẫn ban đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư phát triển ĐMTAM.

4/ Nỗ lực của EVN và những kết quả ban đầu về phát triển ĐMTAM:

EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tiên phong thực hiện lắp đặt ĐMTAM trên mái các tòa nhà trụ sở, mái các công trình điều hành, trạm biến áp; tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá để doanh nghiệp và người dân đầu tư ĐMTAM, v.v…

Đến cuối năm 2018 tại các công trình xây dựng trực thuộc các đơn vị thành viên của EVN đã có trên 3,2 MW công suất ĐMTAM được lắp đặt, trong đó tại Tổng Công ty Điện lực Hà Nội: 52 kWp, tại Tổng Công ty Điện lực miền Trung: 352 kWp, tại Tổng Công ty Điện lực miền Nam: 1.985 kWp.

Đến cuối năm 2018, trên địa bàn TP. HCM đã có 906 hộ gia đình, công sở và doanh nghiệp đã thực hiện lắp đặt ĐMTAM với tổng công suất đạt gần 10,4 MWp. Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã thực hiện lắp đặt được gần 1,128 MWp ĐMTAM và đang triển khai lắp đặt 2,658 MWp tại trụ sở và các công trình thuộc đơn vị quản lý.

Theo tổng hợp từ EVN, kết quả phát triển ĐMTAM trong năm 2018 trên toàn quốc ước tính có 1.800 khách hàng lắp đặt được 30,12 MWp công suất ĐMTAM, với điện năng phát lên lưới là 3,97 triệu kWh.

5/ Những khó khăn cần tháo gỡ để tăng trưởng nguồn ĐMTAM trong tương lai:

Một là: Mặc dù giá thiết bị cho đầu tư ĐMT đã giảm nhanh trong vòng một thập kỷ qua, nhưng theo các đánh giá chuyên gia, hiện nay đơn giá lắp đặt ĐMTAM còn cao, khoảng 20 triệu -:- > 23 triệu đồng cho mỗi kWp công suất (tùy theo chất lượng tấm pin). Vì vậy, giá thành điện sản xuất ra cũng chưa cạnh tranh.

Mặt khác, theo các điều tra khí tượng, khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ có số giờ nắng ít hơn khu vực miền Nam Trung bộ và Tây Nguyên, hiệu quả đầu tư ĐMTAM tại đây cũng còn thấp.

Hai là: Do còn chậm có Thông tư hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế thanh toán tiền mua bán điện, mức thế áp dụng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế quy định cụ thể cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia kinh doanh, cơ chế tài chính hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đầu tư, nên hiện EVN chưa thể ký hợp đồng mua bán điện cụ thể với các khách hàng ĐMTAM phát điện lên lưới, làm nhiều hộ còn chần chừ, chờ đợi, dẫn đến quy mô phát triển ĐMT còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Trong cuộc Hội thảo “Thúc đẩy phát triển ĐMTAM tại Việt Nam” ngày 27 tháng 2 năm 2019 vừa qua, trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm triển khai các dự án ĐMT trong gần 2 năm 2017 – 2018, EVN đã có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Tiếp tục tuyên truyền quảng bá về lợi ích của phát triển ĐMTAM.

Thứ hai: Kiến nghị Chính phủ khuyến khích các cơ quan, tổ chức thuộc các bộ, ngành và các UBND các tỉnh, thành phố lắp đặt ĐMTAM.

Thứ ba: Kiến nghị Chính phủ có các cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư ban đầu nhằm khuyến khích các hộ lắp đặt ĐMTAM.

Thứ tư: Kiến nghị Chính phủ có cơ chế cho các nhà đầu tư (bên thứ 3) tham gia đầu tư ĐMTAM trên mái công trình.

Thứ năm: Kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành Thông tư thay thế, hoặc sửa đổi Thông Tư 16/2017/TT-BCT về tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế mới khuyến khích ĐMTAM.

Thứ sáu: Các nhà tài trợ, ngân hàng, các tổ chức quốc tế và trong nước tham gia sâu rộng vào thị trường ĐMTAM ở Việt Nam.

Thứ bảy: Các nhà sản xuất, cung cấp, lắp đặt phối hợp với EVN và các đơn vị điện lực tuyên truyền, quảng bá, cung cấp các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ nhằm mở rộng thị trường ĐMTAM.

Trên thực tế, gần đây đã có nhiều đơn vị đang cam kết hỗ trợ tài chính cho các dự án ĐMTAM với mức lên tới 100% tổng mức đầu tư như Công ty tài chính EVN (EVNFinance) thông qua gói tài chính mang tên EasySola. Hoặc như Công ty SolaBK đang cung cấp gói dịch vụ BigK bao gồm các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ tài chính và bảo hiểm cho các dự án ĐMTAM. Từ 2008 – 2010 SolaBK đã lắp đặt được 8 MWp trên đảo Trường Sa, hiện đã thực hiện lắp đặt ĐMTAM tại 20 vị trí mái các công trình thuộc các công ty thành viên của EVN và một số tòa nhà thương mại…

THS. NGUYỄN ANH TUẤN – HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hướng dẫn giải quyết vướng mắc về điện mặt trời trên mái nhà

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Văn bản số: 3450/EVN-KD, ngày 2/7/2019, gửi các Tổng công ty Điện lực, về việc hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc về điện mặt trời trên mái nhà.

Chính sách ưu đãi đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà

Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu nguyên văn nội dung hướng dẫn của EVN:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận được văn bản xin ý kiến giải quyết các trường hợp vướng mắc trong quá trình thực hiện mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) của các Tổng công ty Điện lực. Tiếp theo các văn bản số 1532/VNN-DD ngày 27/3/2019 và 2266/VNN-DD ngày 03/5/2019, EVN hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực (TCTĐL) như sau:

1/ Đối với các tổ chức không được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp có bán điện từ dự án ĐMTMN lên lưới của EVN, các Công ty Điện lực/Điện lực (CTĐL/ĐL) thực hiện thanh toán như đối với doanh nghiệp.

2/ Hóa đơn và thanh toán tiền bán điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư (CĐT) là tổ chức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

Tại Khoản 1 Điều 13, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đối với các tổ chức không phải là doanh nghiệp có quy định: Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

Đối chiếu quy định tại Điều 2 (Đối tượng chịu thuế) và Điều 5 (Các trường hợp không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng) Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 8/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng thì: (i) Hàng hóa điện mặt trời thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; (ii) Các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý Đảng, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị – xã hội sử dụng vốn ngân sách Nhà nước không thuộc đối tượng không phải kê khai, nộp thuế GTGT.

Do đó, các CTĐL/ĐL đề nghị CĐT liên hệ với cơ quan thuế địa phương để xin cấp hóa đơn theo quy định. Trường hợp cơ quan thuế xác nhận CĐT không thuộc đối tượng cấp hóa đơn, CTĐL/ĐL thực hiện thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện mặt trời trên mái nhà trong Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/32019 của Bộ Công Thương.

3/ Đăng ký kinh doanh bán điện từ dự án ĐMTMN của các CĐT là doanh nghiệp:

Theo văn bản số 1534/BTC-CST ngày 31/1/2019 của Bộ Tài chính về chính sách ưu đãi đối với dự án ĐMTMN có công suất lắp đặt không quá 50kw có hướng dẫn: “Doanh nghiệp có dự án điện mặt trời nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện bán điện thì xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT đầu ra quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50 kW thuộc đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp trên GTGT thì thực hiện kê khai nộp thuế GTGT quy định cho hoạt động sản xuất theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC”.

Như vậy, trong mọi trường hợp hồ sơ thanh toán tiền điện đối với CĐT là doanh nghiệp có dự án ĐMTMN cần có hóa đơn của CĐT theo quy định. Do đó, CĐT cần bổ sung chức năng kinh doanh bán điện từ dự án ĐMTMN với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

4/ Việc ghi chỉ số công tơ và tính tiền điện thanh toán cho dự án ĐMTMN của CĐT vào thời điểm cuối năm 2017 và 2018, các CTĐL/ĐL căn cứ vào chỉ số chốt hoặc biểu đồ phụ tải lưu trên công tơ để xác định và tính toán tiền điện thanh toán cho khách hàng. Trường hợp công tơ không lưu chỉ số chốt và biểu đồ phụ tải, CTĐL/ĐL thoả thuận với CĐT cách xác định sản lượng và tiền điện thanh toán cho dự án ĐMTMN của CĐT.

5/ Trường hợp CĐT thuê, mượn mái nhà của khách hàng sử dụng điện (chủ sở hữu mái nhà) để lắp đặt và bán điện từ dự án ĐMTMN (công suất lắp đặt nhỏ hơn 01 MW) qua công tơ mà chủ sở hữu mái nhà đang mua điện từ EVN:

– CTĐL/ĐL đề nghị CĐT cung cấp bản sao hợp đồng cho thuê hoặc giấy cho mượn mái nhà của chủ sở hữu mái nhà trong đó chủ sở hữu mái nhà đồng ý cho CĐT được trực tiếp ký hợp đồng bán điện từ dự án ĐMTMN cho EVN qua công tơ mà chủ sở hữu mái nhà đang mua điện từ EVN.

– CTĐL/ĐL thực hiện thay thế công tơ đo đếm 1 chiều bằng công tơ đo đếm 2 chiều và ký thêm hợp đồng mua điện theo chiều từ dự án ĐMTMN phát lên lưới điện của EVN với CĐT (bên cạnh hợp đồng đang bán điện hiện hữu cho chủ sở hữu mái nhà).

6/ Trường hợp CĐT thuê, mượn mái nhà của khách hàng sử dụng điện (chủ sở hữu mái nhà) để lắp đặt và bán điện từ dự án ĐMTMN (công suất lắp đặt nhỏ hơn 01 MW) qua công tơ đo đếm riêng (độc lập với công tơ mà chủ sở hữu mái nhà đang mua điện từ EVN):

– CTĐL/ĐL đề nghị CĐT cung cấp bản sao hợp đồng cho thuê hoặc giấy cho mượn mái nhà của chủ sở hữu mái nhà trong đó chủ sở hữu mái nhà đồng ý cho CĐT được trực tiếp ký hợp đồng bán điện từ dự án ĐMTMN cho EVN qua công tơ đo đếm riêng.

– CTĐL/ĐL thực hiện lắp đặt mới công tơ đo đếm 2 chiều và ký đồng thời cả hợp đồng bán điện từ lưới điện của EVN cho dự án ĐMTMN và hợp đồng mua điện từ dự án ĐMTMN phát lên lưới điện của EVN với CĐT.

7/ Kiểm tra các thông số kỹ thuật của dự án ĐMTMN:

– Kiểm tra ban đầu khi đấu nối: Trước khi ký biên bản đồng ý mua điện từ dự án, CTĐL/ĐL thực hiện kiểm tra tính năng tự ngắt kết nối của hệ thống điện mặt trời khi xảy ra mất điện của lưới điện phân phối để đảm bảo không có điện phát ngược lên lưới khi thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trên lưới điện.

– Kiểm tra trong quá trình vận hành: Trong quá trình vận hành dự án ĐMTMN của CĐT, các CTĐL/ĐL chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra các hạng mục kỹ thuật tại phụ lục 2 văn bản số 1532/EVN-KD ngày 27/3/2019 của EVN nếu cần thiết và xử lý theo quy định tại Điều 52 Thông tư 39/2015/TT-BCT và các văn bản sửa đổi bổ sung thay thế (nếu có).

– TCTĐL tận dụng các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có như: thiết bị kiểm tra công tơ lưu động (đo dòng điện, điện áp, sóng hài), thiết bị đo điện trở nối đất, … và có kế hoạch trang bị bổ sung nếu thiếu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật trong quá trình thực hiện mua bán điện từ các dự án ĐMTMN.

8/ Hạch toán doanh thu, chi phí đối với dự án ĐMTMN trên trụ sở các đơn vị thuộc TCTĐL:

8.1. Đối với dự án ĐMTMN do CTĐL thành viên (kể cả hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập) thuộc TCTĐL làm CĐT và nằm trên địa bàn do CĐT trực tiếp quản lý bán điện: phần sản lượng điện từ dự án ĐMTMN phát lên lưới được ghi nhận là điện tự sản xuất của đơn vị. Đơn vị hạch toán theo quy định đối với điện tự sản xuất.

8.2. Các dự án ĐMTMN còn lại (không nằm trên địa bàn do CĐT trực tiếp quản lý bán điện) thực hiện như sau:

a/ Đối với dự án ĐMTMN do đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc TCTĐL (bao gồm cả các Ban quản lý dự án, Công ty dịch vụ điện lực, …) làm CĐT và nằm trên địa bàn quản lý bán điện của CTĐL thành viên hạch toán phụ thuộc khác của TCTĐL: phần sản lượng điện từ dự án ĐMTMN phát lên lưới được ghi nhận là điện tự sản xuất của TCTĐL. CĐT hạch toán theo quy định đối với điện tự sản xuất.

b/ Đối với dự án ĐMTMN do đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc TCTĐL (bao gồm cả các Ban quản lý dự án, Công ty dịch vụ điện lực, …) làm CĐT và nằm trên địa bàn quản lý bán điện của CTĐL thành viên (TNHHMTV hoặc cổ phần) hạch toán độc lập với TCTĐL:

– CĐT ký hợp đồng bán điện với các CTĐL hạch toán độc lập này. Trên cơ sở hợp đồng mua bán điện, đơn vị hạch toán doanh thu bán điện mặt trời. Chi phí của hoạt động bán điện từ dự án ĐMTMN, CĐT tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh.

– Bên mua điện ghi nhận sản lượng và chi phí mua điện từ dự án này là điện mua ngoài.

c/ Đối với dự án ĐMTMN do đơn vị thành viên hạch toán độc lập với TCTĐL làm CĐT và nằm trên địa bàn quản lý bán điện của CTĐL thành viên khác của TCTĐL:

– CĐT ký hợp đồng bán điện với CTĐL này. Trên cơ sở hợp đồng mua bán điện, đơn vị hạch toán doanh thu bán điện mặt trời. Chi phí của hoạt động bán ĐMTMN các đơn vị tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh.

– Bên mua điện ghi nhận sản lượng và chi phí mua điện từ dự án này là điện mua ngoài.

9/ Đối với các dự án ĐMTMN đưa vào vận hành thương mại sau ngày 30/6/2019: các CTĐL/ĐL vẫn tiếp tục thực hiện ký hợp đồng mua điện và ghi nhận sản lượng điện mua từ dự án nhưng tạm thời chưa thanh toán tiền điện cho đến khi có hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phim trường đầu tiên tại Việt Nam sử dụng nguồn điện mặt trời

Đối tác Jet studio đã chính thức trở thành nhà sản xuất chương trình truyền hình đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn nguồn năng lượng mặt trời vào việc sản xuất các chương trình.

Khánh thành NM điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Lễ đóng điện năng lượng mặt trời và lễ động thổ phim trường S4.

Jet studio là công ty sản xuất chương trình truyền hình quen thuộc với đông đảo khán giả qua hàng loạt chương trình giải trí truyền hình thuần Việt với nội dung phong phú và hấp dẫn, cụ thể: “Người kể chuyện tình”, “Sao nối ngôi”, “Hãy nghe tôi hát”, “Âm nhạc bước nhảy”, “Tình khúc vượt thời gian”, “60 phút rực rỡ”, “Gặp nhau để cười”…

Theo ông Lâm Văn Tư – Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. HCM, các chương trình của Jet studio luôn được Ban lãnh đạo Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. HCM, giới chuyên môn và báo chí đánh giá cao bởi có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khán giả, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu kênh truyền hình quốc gia.

Ông Tư nhấn mạnh: “Giữa rất nhiều đối tác sản xuất các chương trình truyền hình hiện nay, Jet studio là một trong những đơn vị hàng đầu về uy tín, chất lượng. Tôi mong muốn, trong tương lai, Jet studio sẽ tiếp tục nghiên cứu những format chương trình mới lạ, hấp dẫn, thú vị hơn để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí mỗi ngày một cao của khán giả miền Nam và cả nước”.

Đặc biệt, với việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời là một bước chuyển rất quan trọng đối với Jet studio, đó là trở thành công ty truyền thông và phim trường đầu tiên tại Việt Nam chuyển qua sử dụng điện mặt trời. Đây là nguồn năng lượng sạch và bền vững, góp phần tạo dựng một không gian xanh cho môi trường làm việc, đẩy mạnh sáng tạo, đóng góp vào việc giữ vững, duy trì và nâng cao hơn nữa vị thế của ngành Truyền hình Việt Nam.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Jet Studio có tổng diện tích 864 m2, gồm 432 tấm pin với tổng công suất 160 kW, thời gian sử dụng 20 năm.

Điển hình, với tổng diện tích đất để quy hoạch xây dựng khu phức hợp văn phòng và phim trường này là 8.000m2. Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Jet Studio có tổng diện tích 864 m2, gồm 432 tấm pin với tổng công suất 160 kW, thời gian sử dụng 20 năm. Trong đó, hệ thống này cung cấp đầy đủ điện năng cho các phim trường và khối văn phòng công ty hoạt động. Ngoài ra, Công ty còn có thể bán điện thừa cho ngành điện khi công suất vượt quá nhu cầu sử dụng.

Ông Nguyễn Thanh Phú – Giám đốc Jet Studio cho biết, với hướng phát triển bền vững cả trong lĩnh vực chuyên môn và ứng xử thân thiện với môi trường, Jet studio đã đầu tư xây dựng hệ thống phim trường lớn, hiện đại bậc nhất hiện nay, với 3 studio: S1-S2 và S3 có quy mô đủ để dàn dựng từ các chương trình talkshow, sitcom đến các chương trình biểu diễn hay gameshow cỡ lớn cho hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn, cùng hệ thống các phòng chức năng tiện lợi nhất cho nghệ sĩ khi đến Jet Studio làm việc.

MINH SƠN – ĐÌNH DƯƠNG

EVN đẩy mạnh phát triển điện mặt trời trên mái nhà

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các Tổng công ty điện lực, các Tổng công ty phát điện và các đơn vị phát điện, yêu cầu đẩy mạnh phát triển điện mặt trời trên mái nhà (Văn bản số: 3832/EVN-KD, ngày 23/7/2019).

Hướng dẫn giải quyết vướng mắc về điện mặt trời trên mái nhà
Điện mặt trời áp mái – lựa chọn hợp lý trong phát triển điện tái tạo
Chính sách ưu đãi đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà

Theo EVN, hiện nay việc cung cấp điện của hệ thống đang ở trong tình trạng rất khó khăn, vì vậy, EVN yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phát triển điện mặt trời trên mái nhà, nhằm bổ sung thêm nguồn cung cho hệ thống, cụ thể:

1/ Điện mặt trời trên mái nhà của các GENCO và đơn vị phát điện trực thuộc EVN.

Theo báo cáo kết quả khảo sát của các đơn vị, tổng tiềm năng lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà có hiệu quả của các GENCO và các đơn vị phát điện trực thuộc EVN là 22.217 kWp. Tập đoàn yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc thực hiện lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, hoàn thành chậm nhất trong quý I/2020, thay cho thời hạn 31/12/2020 (tại văn bản 2641/EVN-KD ngày 23/5/2019 của EVN).

2/ Điện mặt trời trên mái nhà của các đơn vị thuộc các Tổng công ty điện lực.

Theo báo cáo của các đơn vị, tới 30/6/2019, tổng công suất lắp đặt là 11.325 kWp trên tổng số 28.000 kWp công suất tiềm năng có thể lắp đặt, đạt 40,4%. Tiến độ này không đạt theo yêu cầu của Tập đoàn là phải hoàn thành trước ngày 30/6/2019. Tập đoàn yêu cầu các đơn vị chủ động bố trí nguồn vốn, đẩy mạnh tiến độ thực hiện, hoàn thành lắp đặt trước 31/12/2019.

3/ Điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng.

Theo báo cáo của các đơn vị, tới 30/6/2019, tổng công suất lắp đặt của khách hàng 154,6 MWp. Các Tổng công ty điện lực tăng cường hơn nữa việc thông tin tuyên truyền về điện mặt trời trên mái nhà, kết nối khách hàng với các nhà cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc đấu nối điện mặt trời vào lưới điện và ký kết hợp đồng mua điện mặt trời của khách hàng, phấn đấu tới cuối năm 2019, công suất lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng đạt gấp đôi kế hoạch đã giao cho các đơn vị,

Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện, nếu có vướng mắc đơn vị báo cáo về EVN để giải quyết.

Tài trợ đến 70% vốn vay cho doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái

Là sản phẩm ưu đãi vốn vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank) dành cho các doanh nghiệp trên cả nước đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà với thời hạn cho vay 5 năm.

Lắp đặt điện mặt trời áp mái  sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện hàng tháng

Tài sản đảm bảo để vay vốn chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, với mức tài trợ lên đến 10 tỷ đồng.

Với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ, rất nhiều dự án điện mặt trời đã được đầu tư xây dựng. Trong đó, điện mặt trời áp mái có ưu thế nổi trội như: Thi công nhanh, không chiếm dụng đất mà sử dụng diện tích các mái nhà sẵn có, giúp tăng cường chống nóng hiệu quả cho các công trình, giảm ô nhiễm môi trường,…

Với sản lượng điện dư, nếu không sử dụng hết, khách hàng có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đặc biệt, những công trình hòa lưới trước ngày 30/6/2019 sẽ được EVN mua với giá ưu đãi trong vòng 20 năm theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, TP.HCM đang là địa phương đi đầu cả nước trong việc lắp đặt điện mặt trời áp mái, với gần 1.400 khách hàng đã lắp đặt, tổng công suất khoảng 15 MWp.

Hiện các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đang tiến hành trả tiền điện cho người dân sau thời gian phát điện lên lưới.

Đắk Lắk: Bán điện mặt trời trên mái nhà, khách hàng được trả gần 600 triệu đồng

Theo Công ty Điện lực Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 82 công trình điện mặt trời trên mái nhà đã ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực, tổng công suất đạt hơn 1.800 kWp.

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại chợ trung tâm TP. Buôn Ma Thuột

Trong đó, một số khách hàng có công suất lắp đặt lớn như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột (438 kWp); Công ty cổ phần Sách – Thiết bị trường học Đắk Lắk (86 kWp)…

Tùy mức độ sử dụng của khách hàng, lượng điện thừa được phát lên lưới và ngành Điện mua lại với giá theo quy định hiện hành. Hằng tháng, sau khi hai bên xác nhận chỉ số điện năng và sản lượng điện phát dư lên lưới, Điện lực tiến hành chi trả cho khách hàng qua hình thức chuyển khoản. 

Đến thời điểm này, các khách hàng có phát điện lên lưới đã được ngành Điện trả hơn 592 triệu đồng, tương đương 282.278 kWh.

Đắk Lắk là một trong những địa phương có tiềm năng dồi dào về điện mặt trời do cường độ bức xạ cao. Công ty Điện lực Đắk Lắk đã tích cực tuyên truyền lợi ích của điện mặt trời trên mái nhà và vận động khách hàng lắp đặt, đặc biệt tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn…

Hiện tại, Công ty Điện lực Đắk Lắk cũng đã lắp đặt xong hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại trụ sở chính của Công ty và tiếp tục triển khai đến các Điện lực trực thuộc.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 có 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái

Bộ Công Thương đã khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào điện mặt trời áp mái, với mục tiêu 100.000 hệ thống sẽ được lắp đặt và vận hành vào cuối năm 2025.

Hội thảo do Bộ Công Thương Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tổ chức với sự tham gia của nhiều các nhà tài trợ như Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 của Bộ Công Thương, nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo thông qua các giải pháp về phát triển thị trường công nghệ điện mặt trời áp mái.

Ông Micheal Greene, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho hay, chương trình thúc đẩy điện mặt trời áp mái đặt ra mục tiêu rất tham vọng nhưng khả thi, do Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và một thị trường thiết bị điện mặt trời đang phát triển. Không như các nhà máy điện mặt trời nối lưới quy mô lớn đòi hỏi đầu tư lớn vào hạ tầng lưới điện, các hệ thống điện mặt trời áp mái có thể được phát triển rộng rãi mà không đòi hỏi nâng cấp lưới điện phân phối, do công nghệ này đặc biệt hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh tại chỗ.

Là nhà tài trợ cho một số dự án phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đại diện cho nước Đức, ông Sebastian Paust, Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác Phát triển đến từ Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho hay, tại Đức hiện có 1,5 triệu hệ thống điện mặt trời mái nhà và sẵn sàng chia sẻ bài học kinh nghiệm, cũng như hỗ trợ Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.

“Thông qua các tổ chức như GIZ và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), chúng tôi sẽ hỗ trợ các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, triển khai các hoạt động nghiên cứu và chương trình tài trợ thí điểm nhằm khuyến khích khu vực tư nhân và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh phát triển điện mặt trời áp mái”, ông Sebastian Paust nói.

Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo Quyết định 2023/QĐ-BCT (ngày 5/7/2019) gồm năm hợp phần là Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường; Tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm; Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm; Chương trình Chứng chỉ Điện mặt trời áp mái và Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và Chiến lược truyền thông.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) Bộ Công Thương được giao chủ trì thực hiện, trên cơ sở lồng ghép các hoạt động của chương trình với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ như Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) của USAID, Tổ chức Hợp tác Đức GIZ, Ngân hàng Tái thiết Đức và Chương trình hỗ trợ năng lượng của EU và Ngân hàng Thế giới.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng – Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tới ngày 18/7/2019 đã có 9.314 khách hàng lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất lắp đặt là 193 MWp.Trong số này có 204 hệ thống được lắp trên các toà nhà của ngành điện và có 7.550 hộ dân lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.
Call Now Button